🔰TÓM LƯỢC:
- Sức khỏe tài chính không có nghĩa bạn phải có nhiều tiền. Có nhiều người có rất nhiều tiền mà vẫn không có sức khỏe tài chính, vì họ chưa có sự bình an và tự do tài chính.
- Bạn sẽ phải trả lời: Bạn đã có dự trữ thanh toán đề phòng khi bạn có biến cố sức khỏe, mất việc? Bạn đã tích sản để đảm bảo tài chính trọn đời sau nghỉ hưu chưa?
- Chỉ khi có sức khỏe thanh toán và sức khỏe tài chính trọn đời, lúc đó bạn mới an tâm lựa chọn hình thức đầu tư rủi ro cao hơn để hiện thực hóa các giấc mơ tài chính khác của mình.
💲THỊNH VƯỢNG CÓ CẦN PHẢI GIÀU?!
Từ xưa đến nay “Phi thương bất phú” đã là một ý niệm khắc sâu trong tâm hồn của nhiều người Việt Nam. Không buôn bán thì không giàu được, không bỏ vốn làm ăn kinh doanh thì khó lòng phát đạt, thịnh vượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn giàu theo cái nghĩa “nứt đố đổ vách”, có nhiều người chỉ cần một sự sung túc, đủ đầy, một sự thịnh vượng đủ để làm “an” cái “tâm”.
🌟 Nhiều khi, trong cuộc sống không ai dạy chúng ta – bao nhiêu tiền là đủ? Vì thế, có những người cứ mải miết đi kiếm tìm càng nhiều càng tốt để rồi bỏ quên đi chính bản thân, chính những điều hạnh phúc thực sự mà bản thân cần: đó có thể là gia đình, niềm vui khi được trải nghiệm với sở thích, được sống trong hoài bão thay vì hàng ngày cứ phải loanh quanh nghĩ về dăm đấu gạo.
👦 Con người ta, giống nhau ở điểm, đều được di truyền sự lo lắng và sợ hãi về tương lai. Một thói quen trong gen được di truyền hàng triệu năm từ khi loài người còn nguyên thủy.
- Sự sợ hãi tương lai + không có ai hoặc chính ta không tự ngồi xem lại bản thân cần thực sự bao nhiêu tiền để tương lai có thể có một cuộc sống thoải mái => tâm ta không thể an được.
👉Giải quyết được việc này, tâm an rồi, không còn phải lo về chuyện cơm áo gạo tiền, người ta sẽ thoải mái thực hiện được những sở thích, trải nghiệm riêng của cá nhân mà không phải đèo bòng thêm gánh nặng cứ phải kiếm thật nhiều để giải tỏa nỗi sợ tương lai.
👉Chính thời khắc khi biết trong tương lai mình sẽ được nguồn tiền nào nuôi khi về già, khi ốm đau, hay khi có sự kiện rủi ro xảy ra thì cũng đã có nguồn tiền được chuẩn bị sẵn để cáng đáng, tự nhiên trong lòng ta thấy bình yên lạ thường. Sự bình yên ấy, đi kèm sau nó là một cảm giác tự do vô cùng, khi bạn đã cởi bỏ được những gánh nặng ngầm mà có lẽ bấy lâu nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết cách thoát khỏi. Các bạn đã từng trải qua khoảnh khắc đó chưa?! Nếu rồi, hãy kể với tôi nhé. Còn nếu chưa, dưới đây tôi sẽ chỉ con đường để các bạn đi.
💪 CON ĐƯỜNG ĐỂ AN TÂM
Nhận diện được những điều mà bấy lâu nay chúng ta ít có nơi để chia sẻ, ít có người thực sự chỉ dẫn ta con đường để đi và cũng là từ chính những kinh nghiệm tích lũy được từ cuộc sống của chính tôi và những người làm nghề xung quanh. Tôi thấy cần hơn bao giờ hết phải nói ra, phải chia sẻ cùng các bạn về CON ĐƯỜNG để tâm an với các vấn đề tài chính. Để ngay từ chính khoảnh khắc này về sau, chúng ta sẽ có nhiều người có thể “an tâm với tài chính”, nhờ đó mà thực sự sống một cuộc sống bớt phải lo toan với nhiều trải nghiệm hạnh phúc bên cạnh gia đình, trong những phút giây thăng hoa với hoài bão, sở thích riêng.
Để an tâm với tài chính, tôi bức thiết mong các bạn có thể đảm bảo trước hai trong ba loại tài sản sau:
1. “Sức khỏe thanh toán – TÀI SẢN PHÒNG VỆ”: đây là loại tài sản đề phòng để bạn có thể thanh toán khi bạn gặp biến cố về sức khỏe hay muốn nghỉ việc để tìm công việc mới, và hơn hết là dự trữ cho rủi ro bạn mất việc – có thể lắm chứ. => đầu tư vào các sản phẩm có thanh khoản cao tương đương tiền (tức là khi cần có thể rút ra dùng luôn ngay lập tức).
2. “Sức khỏe tài chính trọn đời – TÀI SẢN TÍCH SẢN”: nghe thì có thể khó hiểu, nhưng giải nghĩa ra rất dễ hiểu. Các bạn cần tích lũy tài sản để đảm bảo khi năng lực lao động của bạn suy giảm dần theo năm tháng, các chi tiêu về sức khỏe tăng lên theo tuổi thì bạn đã có một sự chuẩn bị từ trước đó tận 20-30 năm (đến lúc già thì bạn sẽ không còn phải lo nữa) => đầu tư vào các tài sản có yếu tố an toàn và tăng trưởng vượt trội bền vững trong chu kỳ dài hơn 10 năm.
3. “An tâm đầu tư”: đầu tư tích sản cho những mục tiêu tài chính khác (con cái du học, mua nhà, mua xe, các chuyến du lịch lớn,…) theo một phong thái thoải mái như “dạo chơi”. Tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở dưới, để bạn biết tại sao lại có thể là “dạo chơi”!
👉Hai loại tài sản “Sức khỏe thanh toán” và “Sức khỏe tài chính trọn đời – tích sản” là hai loại cực kỳ quan trọng. Khi bạn đã dự phòng trước cả lúc mình gặp rủi ro về sức khỏe, tai nạn hay số tiền để lúc về già sống thoải mái thì, như tôi đã nói, sẽ rất vui vì lúc này tâm bạn đã cảm thấy bình an hơn rất nhiều.
👉Tuy vậy, các bạn vẫn còn có những nhu cầu khác nữa trong cuộc sống: con cái đi học đại học, du học, con cái kết hôn, mua nhà, mua xe, các chuyến du lịch lớn… đều cần có sự tích sản và đầu tư. Tuy nhiên nếu chỉ gửi tiết kiệm vào ngân hàng thì dần dần tài sản của các bạn sẽ bị lạm phát ăn mòn. Giá trị 10 tỷ bây giờ đến 20 năm sau có khi chỉ còn ngang với 2-3 tỷ bây giờ trong khi nhu cầu chi tiêu theo thời gian lại cứ tăng lên. Vậy nếu không muốn lạm phát ăn mòn?!
Để không bị lạm phát ăn mòn tiền trong tài khoản ngân hàng mà vẫn tích lũy được tài sản dần theo năm tháng, chúng ta sẽ nghĩ đến “đầu tư”. Có rất nhiều loại đầu tư:
✔️ Đầu tư tiền để kinh doanh làm ăn (mở nhà hàng, buôn bán,…) -> lợi nhuận rất cao nếu thành công nhưng phải dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, sức lực, trí óc. Khi thất bại vẫn phá sản như thường (chúng tôi sẽ giải thích trong bài viết sau).
✔️ Đầu tư bất động sản -> thường xuyên đám đông nhầm lẫn giữa đầu tư và đầu cơ (đầu cơ thì dễ bị lừa hơn) (chúng tôi sẽ giải thích trong bài viết sau).
✔️ Đầu tư tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…) -> cần kiến thức, sự am hiểu về thị trường tài chính và một tư duy về đầu tư bền vững .
✔️ Đầu tư bitcoin, tiền ảo -> số người thành công ở Việt Nam rất ít và đây hiện tại vẫn chưa phải kênh tạo ra các giá trị thực tốt cho xã hội.
✔️ Đầu tư đa cấp -> chắc chắn không nên đầu tư theo hình thức này tại Việt Nam.
👉Nhìn lại để thấy, đã đầu tư để chiến thắng lạm phát, chúng ta đều cần chấp nhận một số “rủi ro” dù là ít hay nhiều. Chính vì đầu tư luôn song hành cùng rủi ro mất vốn, nên chúng ta không thể luôn mạo hiểm. Điều đó lý giải vì sao tôi bức thiết mong các bạn đảm bảo được hai loại “Sức khỏe thanh toán” và “Sức khỏe tài chính trọn đời” để có thể đảm bảo một tương lai không phải lo lắng.
👉Sau khi tiền tiết kiệm được sử dụng đầy đủ cho mục tiêu “Sức khỏe thanh toán” và “Sức khỏe tài chính trọn đời” để đảm bảo cho một cuộc sống trọn đời có an tâm về tài chính rồi, chúng ta mới nên tính đến việc có nên chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó cao hơn không? Khi mà các bạn đã không phải lo lắng với tương lai tài chính cá nhân của mình, thì số tiền tiết kiệm còn lại sẽ được hoạch định để đầu tư gia tăng thêm tài sản cho các mục tiêu: mua nhà, mua xe, du lịch, cho con du học,… Tâm thế khi đầu tư lúc này sẽ cực tốt.
👉Thời điểm các bạn không phải mang tâm trạng vừa đầu tư vừa sợ mất vốn thì tâm thế sẽ rất tốt, rất bình an. Luôn nên đề cao lựa chọn những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt + chiến thuật giao dịch kỷ luật. Điều còn thiếu chính là sự bình tĩnh khi quyết định của các bạn trong chặng đường đầu tư này. Và khi tâm thế tốt, tôi nghĩ rằng các bạn sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định đúng nhất với mình. Chúng ta sẽ có một hành trình thoải mái và vui vẻ, như một cuộc dạo chơi
HÃY TỰ CHO MÌNH MỘT CON ĐƯỜNG
Cuộc sống hiện đại luôn đặt ra nhiều mục tiêu, áp lực cho chính mỗi con người chúng ta. Đôi khi những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc thực sự trong cuộc sống trở nên rất hiếm. Mong muốn tài chính không còn là vấn đề làm vướng bận suy nghĩ của tất cả người Việt Nam, tôi mong chúng ta có thể tránh đi những sai lầm mà tôi trước đây, gia đình tôi trước đây và nhiều người trẻ, người thế hệ lớp trước tại Việt Nam đã mắc phải. Vì một Việt Nam nhiều bình an hơn