Note: những quy tắc này không đúng với toàn bộ mọi người vì mỗi người có một bức tranh tài chính khác nhau. Nhưng biết được khung và áp dụng một phần có thể khiến chúng ta bớt mất tiền, xây dựng được tài sản lớn từ rất sớm 🥰🥰
--------------------------------------------
A. SỨC KHỎE TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
♻️ 1. Tỷ lệ thanh khoản cơ bản (Basic Liquidity Ratio)
▶️ Tỷ lệ này là chỉ số về khả năng đáp ứng chi phí thường xuyên của một người trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ hoặc không lường trước được
▶️ Nói cách khác, số tiền của bạn sẽ duy trì chi tiêu bình thường như hiện tại được bao nhiêu tháng nếu tất cả các nguồn thu nhập của bạn dừng lại do bất kỳ trường hợp bất ngờ nào?
▶️ Tỷ lệ thanh khoản cơ bản (BLR) có thể được sử dụng để xác định bao nhiêu tài sản tiền (hoặc tương đương như tiền) mà bạn cần có trong tài khoản dự phòng
▶️ Tỷ lệ thanh khoản = tiền mặt (hoặc tài sản thanh khoản cao)/chi tiêu hàng tháng
🔊 Ví dụ : Anh Khoa có 30.000.000 tiền mặt & 55.000.000 tiết kiệm. Chi phí hàng tháng của anh ấy là khoảng 15.000.000. Tỷ lệ thanh khoản của anh ta là?
👉🏻 Tỷ lệ thanh khoản = (30.000.000 + 55.000.000) / 15.000.000 = 5,66
🔔Điểm lý tưởng: 4-6
------------------------------
♻️ 2. Tỷ lệ tiết kiệm (SR - Saving rate)
▶️ Tỷ lệ này cho thấy số tiền mà một người nên dành để tiết kiệm cho các mục tiêu trong tương lai của mình.
▶️ Tỷ lệ tiết kiệm = Tiết kiệm hàng tháng / tổng thu nhập hàng tháng (%)
▶️ Tổng thu nhập bao gồm tiền kiếm được từ tiền lương, hoặc một mô hình kinh doanh, tiền thưởng, cổ tức, tiền lãi, tiền bản quyền / tiền cho thuê nhà và tất cả các hình thức thu nhập khác
▶️ Tỷ lệ tiết kiệm thông thường: 20% thu nhập hàng tháng (sử dụng quy tắc 50-30-20) tuy nhiên tỷ lệ này rất linh hoạt. Không phải ai cũng đều cần áp dụng cứng nhắc tỷ lệ này. Càng thu nhập cao thì tỷ lệ 50 càng giảm xuống.
👉🏻👉🏻 Một câu hỏi mà mọi người thường hỏi tôi là tôi nên tiết kiệm bao nhiêu thu nhập, câu trả lời là không có một tỷ lệ nào cho tất cả, nó phụ thuộc vào tuổi của một người, mục tiêu thu nhập và đời sống tài chính của anh ta. Tất nhiên tỷ lệ Tiết kiệm càng cao thì bạn càng sớm đạt được mục tiêu của mình.
▶️ Tỷ lệ 50/30/20 này là một tỷ lệ áp dụng cho số đông và phù hợp với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp hơn một chút. Đối với các cá nhân có thu nhập cao hơn (ví dụ: trên 100 triệu/tháng) thì tỷ lệ này có thể điều chỉnh linh hoạt
▶️ Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm sẽ có ý nghĩa nhất khi bạn tiết kiệm và đạt được tự do tài chính sớm hơn hoặc bằng tuổi bạn bắt đầu nghỉ hưu. Nếu bạn để cho tỷ lệ tiết kiệm của mình thấp hoặc khiến cho tuổi tự do tài chính đến muộn hơn nhiều so với thời gian bắt đầu nghỉ hưu, đây là một tỷ lệ chưa phải là tuyệt vời. Nếu như bạn chi tiêu mạnh tay vào thời điểm tuổi trẻ và đánh đổi tự do tài chính khi nghỉ hưu thì... tùy thuộc nhu cầu của bạn. Còn với mình thì không nên 😆😆
🔔 Điểm lý tưởng: 20%
----------------
♻️ 3. Tỷ lệ nợ trên tài sản (DTA – Debt to asset)
▶️ Nó giúp mọi người hiểu liệu họ đã vay quá mức (hoặc) đang ở một vị trí có thể sẽ gặp rủi ro đối với khả năng thanh toán của họ. Tỷ lệ nợ trên tài sản nên được sử dụng trong khi xem xét vay một khoản vay mới. Nếu bạn đã vay vượt quá khả năng trả nợ của mình, bạn không nên vay mới. Điều đó sẽ làm tăng các khoản nợ của bạn. Tốt hơn sẽ là đợi cho đến khi bạn đã giảm bớt các khoản vay hiện có.
▶️ Tỷ lệ nợ trên tài sản = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản (%)
▶️ Tổng nợ phải trả bao gồm các khoản nợ phổ biến như vay mua ô tô, vay mua nhà, hoặc vay cá nhân, phí thẻ tín dụng, tiền vay từ các nhà cho vay tư nhân, v.v.
▶️ Tổng tài sản bao gồm tất cả những gì một cá nhân sở hữu. Chúng bao gồm các khoản đầu tư, tiền mặt, xe hơi, nhà cửa, đồ trang sức, đất đai và tài sản, máy tính, v.v.. Tỷ lệ nợ lý tưởng trên tài sản có thể tối đa 50%. Không nên để nợ (khoản vay, thẻ tín dụng) vượt quá 50% tổng tài sản của bạn
🔔 Điểm lý tưởng: <= 50%
👉🏻👉🏻👉🏻 Hai cách để xử lý các khoản nợ:
▶️ Xử lý nợ có chi phí cao trước tiên (avalanche) hoặc xử lý khoản nợ nhỏ nhất trước (snowball). Khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi giải quyết được khoản nợ kiểu nào thì ta sẽ đề xuất cách đó
▶️ Các khoản đầu tư nên kiếm được lợi suất cao hơn chi phí lãi vay. Điều này rất giống với cách các doanh nghiệp nhìn vào việc vay vốn cho các dự án. Họ sẽ chọn các kế hoạch dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn chi phí vốn của họ. Gia đình của bạn là doanh nghiệp của bạn. Bạn muốn có lợi nhuận cao hơn trong các khoản đầu tư của bạn hơn là vay.
----------------------------------
♻️ 4. Tỷ lệ trả nợ trên thu nhập (DTI – Debt to income)
▶️ Tỷ lệ trả nợ trên thu nhập đo lường nghĩa vụ nợ của bạn so với thu nhập hàng tháng của bạn.
▶️ Tỷ lệ trả nợ trên thu nhập = Chi trả nợ hàng tháng/ Tổng thu nhập hàng tháng (%)
▶️ Bạn không nên để tổng nghĩa vụ nợ vượt quá 36% tổng thu nhập của bạn, ngân hàng sẽ cho bạn vay với tỷ lệ chạm 43%, tuy nhiên điều này là không nên. Nếu nền kinh tế có sự thay đổi, lãi suất có thể tăng cao khi cần thu hẹp sự phát triển nóng của kinh tế (chính sách điều tiết của ngân hàng trung ương), bạn sẽ dễ rơi vào khả năng không thể thanh toán đầy đủ nợ. Hoặc gây áp lực khiến bạn phải kiếm nhiều thu nhập hơn. Nếu không thể kiếm nhiều hơn, bạn sẽ rắc rối to
▶️ Mục tiêu của bạn là chuyển từ tình huống nợ lãi suất cao, dư nợ cao (nếu có) và tỷ lệ tiết kiệm thấp sang tình trạng không có nợ và tỷ lệ tiết kiệm cao khi tuổi / thu nhập của bạn tăng lên.
🔔 Điểm lý tưởng: <36%
--------------------------------
♻️ 5. Tỷ lệ bảo hiểm (Insurance Cover Need Ratio)
▶️ Tỷ lệ này có thể cho bạn thấy bạn có đủ số tiền bảo hiểm nhân thọ hay không.
▶️ Tỷ lệ bảo hiểm nhân thọ = (Tài sản ròng + số tiền bảo hiểm nhân thọ hiện có) / Mức thu nhập năm
▶️ Tài sản ròng của bạn được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ nợ của bạn (tài sản tài chính & tài sản hữu hình: nhà cửa, xe cộ trừ đi khoản vay của bạn)
🔊 Ví dụ : Anh Khoa có tổng tài sản trị giá 5.000.000.000 (bao gồm tài sản nhà, vàng, trái phiếu, cổ phiếu, v.v.) và có số tiền cho vay mua nhà chưa trả là 2.000.000.000. Anh đã mua bảo hiểm nhân thọ có số tiền bảo hiểm là 1.000.000.000. Anh ta kiếm được mức lương hàng năm là 360.000.000.
👉🏻 Tỷ lệ bảo hiểm nhân thọ của anh ấy là?
👉🏻 Tỷ lệ bảo hiểm nhân thọ = ((5.000.000.000 – 2.000.000.000) + 1.000.000.000) / 360.000.000 = 11
👉🏻👉🏻 Tỷ lệ 11 cho thấy anh Khoa đã cung cấp cho gia đình khoản thu nhập tương đương 11 năm để dự phòng khả năng khi anh Khoa gặp rủi ro, người phụ thuộc của anh vẫn có dòng thu nhập để chi tiêu. Vui lòng lưu ý rằng tỷ lệ này chưa xem xét tỷ lệ lạm phát
🔔 Điểm lý tưởng: linh hoạt, phụ thuộc vào nhu cầu từng người. Tuy nhiên con số có thể sử dụng tạm thời là 10 (đảm bảo thu nhập trong 10 năm từ khi anh Khoa gặp rủi ro)
--------------------------
♻️ 6. Thu nhập thụ động và Thu nhập chủ động
▶️ Một khi bạn bắt đầu đầu tư, các khoản đầu tư của bạn sẽ tăng dần theo thời gian và bạn có thể chuyển thu nhập của mình từ chủ động sang thụ động.
▶️ Thu nhập chủ động: những gì bạn kiếm được từ công việc mà bạn dành phần lớn thời gian trong năm để làm
▶️ Thu nhập thụ động: những gì bạn kiếm được từ công việc mà bạn chỉ cần dành khoảng 100-200 giờ mỗi năm để làm (hoặc các công việc bạn không cần quá căng thẳng để duy trì)
▶️ Thuật ngữ Tỷ lệ thu nhập chủ động (AIR – Active Income Ratio) để mô tả tỷ lệ thu nhập chủ động so với chi phí hàng tháng của bạn. Thay vào đó, những gì bạn muốn phát triển là Tỷ lệ thu nhập thụ động (PIR – Passive Income Ratio). Tỷ lệ này đề cập đến số thu nhập thụ động được tạo ra so với chi phí hàng tháng của bạn.
🟡 a) Hầu hết mọi người bắt đầu mỗi tháng với tỷ lệ AIR 0: 1. Điều này có nghĩa là họ không có gì để trang trải chi phí hàng tháng cho đến khi họ kiếm được tiền tích cực từ một công việc. Mục tiêu là đạt được tỷ lệ 1: 1 vào cuối tháng (đủ tiền bằng với chi phí của họ). Trong một số trường hợp, mọi người thậm chí không đạt được tỷ lệ đó và rơi vào tính huống cần sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu cho các nhu cầu của mình. Thẻ tín dụng hiện được coi là thu nhập bổ sung.
🟡 b) Theo tỷ lệ AIR 1: 1, 100% hoạt động trong tháng của bạn là dành cho việc kiếm để trả gần hết cho chi phí hàng tháng
🟡 c) PIR 1: 1 có nghĩa là bạn đang tạo đủ thu nhập thụ động để trang trải chi phí hàng tháng. Đây có thể coi là thành công, bởi vì thu nhập thụ động đã giúp bạn ngủ ngon mỗi ngày mà không cần quá lo lắng trăn trở với công việc tạo ra thu nhập chủ động (Nếu công việc tạo thu nhập chủ động đang khiến bạn căng thẳng)
🟡 d) Mục tiêu gợi ý là đạt tỷ lệ PIR 2: 1, tạo ra gấp đôi số thu nhập thụ động khi bạn cần để trang trải chi phí hàng tháng. Tỷ lệ 2: 1 cung cấp dự phòng các khoản tiền dư. Vì vậy, nếu chi phí hàng tháng hiện tại của bạn là 10 triệu, bạn muốn phát triển các dòng thu nhập thụ động tạo ra 20 triệu mỗi tháng (cộng với bạn vẫn có thể có thu nhập chủ động từ công việc hoặc hoạt động kinh doanh của bạn hoặc cả hai). Hãy suy nghĩ về mức độ lo lắng và căng thẳng mà bạn có thể giảm bớt bằng cách phát triển tỷ lệ 2: 1 PIR.
-----------------------------------------------------------------
B. CƠ BẢN
♻️ 1. Trả tiền trước cho bản thân
▶️ “Trả tiền trước cho bản thân” (Pay yourself first) là gì?
▶️ "Trả tiền cho bản thân trước" là một tư duy và cụm từ phổ biến trong tài chính cá nhân và lập kế hoạch hưu trí, có nghĩa là tự động đóng góp tiết kiệm từ lương hàng tháng nhận được. Vì các khoản đóng góp tiết kiệm được tự động chuyển từ mỗi khi có lương sang tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư của bạn, nên hệ thống đã tự thanh toán trước cho bạn. Nói cách khác, tự thanh toán trước khi bạn bắt đầu thanh toán chi phí sinh hoạt hàng tháng và mua hàng tùy ý.
🟢 Lợi ích của “Trả tiền trước cho bản thân”
▶️ Kế hoạch "trả cho bản thân bạn trước" là một cách rất hiệu quả để đảm bảo bạn duy trì thực hiện các khoản đóng góp tiết kiệm hàng tháng. Nó loại bỏ sự cám dỗ để bỏ qua khoản tiết kiệm này và chi tiền cho các chi phí khác (một sự cám dỗ mua một món đồ ưa thích, một chiếc điện thoại mới, một chuyến đi chơi nhỏ,…).
👉🏻 👉🏻 Và vì sao? Vì thông thường mọi người hay quên rằng chúng ta cần tiết kiệm cẩn thận và đầy đủ tài sản tích lũy cho các trường hợp rủi ro hoặc chuẩn bị cho tương lai nghỉ hưu.
🟢 Lý do vì chúng ta thường nghĩ rằng mình khó gặp rủi ro hoặc không ước tính số tiền cần có khi rủi ro xảy đến, và chúng ta quên mất lạm phát. Cái ám ảnh chúng ta là chúng ta muốn tiêu vào những dịch vụ, mua những thứ mà chúng ta đang thích ngay hôm nay (du lịch, giải trí, mua quần áo, mua xe…)
🟢 Vì vậy, khi có tiền chúng ta thường vui mừng vì được chi tiêu cho điều này mà quên hoặc chẹp miệng cho qua (nghĩ rằng: “Tháng sau tiết kiệm cũng được” – nhưng thường tháng sau ta cũng sẽ dễ chẹp miệng cho qua như tháng trước – sức mạnh của thói quen). Ngày qua ngày, chúng ta đang để mình có cơ hội bị động khi các nhu cầu chi tiêu do rủi ro xảy ra ập tới, vì chúng ta quên tiết kiệm
🟢 Việc tiết kiệm tự động và tài khoản tự trừ một phần đã xác định để đưa vào tiền tiết kiệm giúp chúng ta vẫn ngày qua ngày tận hưởng cuộc sống nhưng chắc chắn tài sản dự phòng vẫn tăng lên ngày qua ngày
🟢 Nếu bạn đang sử dụng phương thức tài chính cá nhân "tự trả tiền trước", bạn có thể chọn đặt tiền của mình vào một loạt các phương tiện tiết kiệm: hưu trí, bảo hiểm, quỹ dự phòng, các khoản đầu tư cho các mục tiêu cụ thể…
-----------------------------------------
Trên đây là một số quy tắc Tài chính cá nhân cơ bản - mong có thể hữu ích cùng anh chị và các bạn. 🥰🥰
Chúc cả nhà đầu tư thành công để có Sức khỏe tài chính mạnh khỏe tuyệt vời 🥰 🥰