1. Phân bổ tài sản là gì?
Phân bổ tài sản có nghĩa là chia các khoản đầu tư của bạn thành nhiều loại tài sản khác nhau. Nếu bạn có 100 triệu và tất cả đều nằm trong tài khoản tiết kiệm.
👉 Bạn đang phân bổ 100% vào tiền. Đây là hành động bỏ hết trứng vào một giỏ.
Một danh mục tài sản được phân bổ đa dạng sẽ bao gồm các loại tài sản như:
▶️Cổ phiếu
▶️Trái phiếu (hay các loại sản phẩm đầu tư có trả lãi cố định)
▶️Bất động sản
▶️Chứng khoán phái sinh
▶️Tài sản đầu tư khác: vàng, forex,…
▶️Tiền: tiền mặt, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,…
Các loại tài sản được liệt kê trên đã bao gồm gần như đầy đủ các công cụ tài chính cơ bản để một cá nhân đầu tư.
--------------
2. Lợi ích của Phân bổ tài sản
✅Tăng lợi nhuận của bạn
✅Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư của bạn
✅Mang lại cho bạn niềm tin lớn hơn rằng bạn nắm giữ các khoản đầu tư phù hợp
✅Giúp bạn dễ dàng gắn bó với kế hoạch đầu tư hơn (điều này cũng giúp lợi nhuận của bạn)
Mục tiêu của việc phân bổ tài sản của bạn là giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn đáp ứng mức lợi nhuận mà bạn mong đợi. Để đạt được mục tiêu đó, bạn cần biết các đặc điểm về lợi nhuận và rủi ro của các loại tài sản khác nhau.
🔔 Lưu ý: Rủi ro ở đây đề cập đến sự biến động nhiều hơn về lợi nhuận của một công cụ đầu tư so với công cụ khác.
Ví dụ: Trong một năm, cổ phiếu có khả năng biến động về lợi nhuận từ lãi 50% trở thành lỗ -30%. 🛑🛑
Còn trái phiếu trong một năm thì do được trả lãi cố định tầm 9% nên rủi ro về biến động thấp hơn so với cổ phiếu.
👉🏼 Rủi ro ở đây chỉ được đề cập theo khía cạnh biến động này. Cổ phiếu được cho là có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng có rủi ro biến động lớn hơn so với trái phiếu.
👉🏼 Do đó, người nắm giữ nhiều cổ phiếu hơn trong danh mục tài sản nên là người có khả năng chấp nhận rủi ro biến động cao.
👉🏼 Để xác định khả năng chấp nhận rủi ro, chúng ta cần đánh giá “Hồ sơ rủi ro” của một nhà đầu tư.
-------------
3. Giới thiệu ngắn về “Hồ sơ rủi ro & Phân bổ danh mục đầu tư”
3a. Chân dung nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro cao:
🟢 Một nhà đầu tư trẻ tuổi với tâm lý vững, kiến thức về thị trường tốt
🟢 Thời gian đầu tư dài hạn. Ví dụ: anh ấy đầu tư với mục tiêu đến 10 năm sau sẽ có tiền mua nhà.
🟢 Anh ấy đã chuẩn bị đầy đủ các tài sản dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, ốm đau cho nên kể cả khi ốm đau, bệnh tật bất ngờ cũng không phải rút tiền ra khỏi tài khoản đầu tư
👉🏻 Đây là một trường hợp điển hình cho việc nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro biến động cao của tài sản. Tài sản biến động mạnh thì anh ấy cũng ít áp lực phải rút tiền ra để xử lý việc gia đình. Có thể vững tâm nắm giữ khoản đầu tư có định giá hấp dẫn của mình.
-------
3b. Chân dung nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro thấp
🟡 Một cặp vợ chồng sắp nghỉ hưu. Mới biết đến đầu tư chứng khoán gần đây
🟡 Kiến thức của họ chưa có nhiều, kinh nghiệm cũng còn ít
🟡 Thời gian đầu tư của họ không còn nhiều: do sắp tới thời gian nghỉ hưu nên số tiền tiết kiệm của họ chuẩn bị phải rút ra hàng năm để dung cho việc chi tiêu khi nghỉ hưu
👉🏻Một sự biến động mạnh về lợi nhuận. Ví dụ âm -50% tài sản của cặp vợ chồng này trong một năm có thể khiến họ rơi vào trạng thái cực kỳ lo lắng, hoảng sợ và chất lượng cuộc sống suy giảm.
👉🏻 Do đó, cặp vợ chồng này không nên phân bổ nhiều vào các loại tài sản có rủi ro biến động cao. Họ nên đầu tư nhiều vào các tài sản có lợi nhuận trả cố định hàng năm như trái phiếu.
👉🏻 Họ có thể đầu tư vào tài sản biến động cao như cổ phiếu, nhưng với tỷ trọng thấp trong tổng số tài sản mà thôi
----------------------
4. Lựa chọn Danh mục phù hợp với bản thân
Mỗi loại tài sản có mức lợi nhuận và rủi ro riêng biệt. Nhà đầu tư phải xem xét khả năng chấp nhận rủi ro, mục tiêu đầu tư, thời gian và số tiền có sẵn để đầu tư làm cơ sở cho việc phân bổ danh mục đầu tư của họ.
✅ Tất cả những điều này đều có thể được xử lý trong quá trình “Lập kế hoạch tài chính cá nhân”.
➡️ Để làm cho quá trình phân bổ tài sản dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư, nhiều công ty chứng khoán, quỹ đầu tư đã tạo ra một loạt các danh mục đầu tư mẫu, mỗi danh mục bao gồm các tỷ lệ khác nhau của các loại tài sản để đáp ứng khả năng chịu rủi ro khác nhau của các nhà đầu tư.
Thông thường, theo chuẩn chúng ta có thể chia 5 loại danh mục đầu tư dựa theo khả năng chịu rủi ro:
✔️Danh mục đầu tư thận trọng (phù hợp khả năng chịu rủi ro rất thấp)
✔️Danh mục đầu tư thận trọng vừa phải (phù hợp khả năng chịu rủi ro thấp)
✔️Danh mục đầu tư linh hoạt (phù hợp khả năng chịu rủi ro vừa phải)
✔️Danh mục đầu tư tích cực (phù hợp khả năng chịu rủi ro cao)
✔️Danh mục đầu tư rất tích cực (phù hợp khả năng chịu rủi ro rất cao)
🔊 Ví dụ: Danh mục đầu tư thận trọng
Tỷ trọng: 5-10% tiền, 25-30% cổ phiếu, 60-65% trái phiếu
👉🏻Danh mục này phù hợp với nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro thấp.
✅Danh mục phân bổ phần lớn tổng tài sản vào loại tài sản có rủi ro biến động thấp như Trái phiếu. Một phần nhỏ hơn được phân bổ vào cổ phiếu hoặc bất động sản (nếu như vốn của nhà đầu tư đủ lớn).
✅Mục tiêu của danh mục: bảo vệ giá trị tài sản của danh mục đầu tư. Chỉ cần lợi nhuận vừa phải để tránh được ảnh hưởng của lạm phát đến tài sản của nhà đầu tư.
👉🏻 Phần đầu tư vào cổ phiếu có thể đầu tư vào cổ phiếu bluechip của doanh nghiệp uy tín, tài chính lành mạnh, hoặc đầu tư vào quỹ chỉ số như VN30F1M, VNDiamond với mục tiêu đa dạng hóa và giảm rủi ro.
--------------------
5. Lưu ý về việc Phân bổ danh mục đầu tư
▶️ a. Các tỷ trọng trong 5 Danh mục đầu tư đã nêu chỉ là một tỷ trọng mẫu để nêu ra gợi ý cho việc phân bổ tài sản theo khả năng chịu rủi ro của các nhà đầu tư.
Các bạn có thể điều chỉnh tỷ trọng các loại tài sản để thực sự phù hợp với nhu cầu tài chính, khả năng chịu rủi ro của bạn.
Miễn là bạn hiểu và áp dụng được nguyên tắc:
==> Càng có khả năng chịu rủi ro biến động thấp, càng tăng tỷ trọng tài sản có rủi ro biến động thấp.
▶️ b. Tài sản cổ phiếu có thể là cổ phiếu riêng lẻ, chứng chỉ quỹ cổ phiếu, hoặc quỹ chỉ số cổ phiếu
▶️ c. Tài sản trái phiếu có thể là trái phiếu riêng lẻ, chứng chỉ quỹ trái phiếu
▶️ d. Bất động sản có thể là cả chứng chỉ quỹ bất động sản chứ không riêng các sản phẩm bất động sản như đất nền, chung cư, condotel, biệt thự, nhà liền thổ,…
▶️ e. Hãy quan tâm đến khả năng thanh khoản (tức là khả năng quy đổi tài sản ra tiền mặt nhanh chóng nhưng không làm mất giá trị của tài sản quá nhiều). Nhu cầu cần sử dụng tiền của bạn trong ngắn hạn càng lớn, tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao trong danh mục tài sản của bạn càng phải lớn
▶️ f. Đừng suy nghĩ theo kiểu tách riêng danh mục đầu tư ra khỏi Tổng tài sản cá nhân của cả cuộc đời bạn. Vì hai điều này đều ảnh hưởng đến “Hồ sơ rủi ro và khả năng chịu rủi ro của bạn”
(Xem lại phần 3)
Mục tiêu tài chính trong cuộc sống của bạn, tuổi của bạn, kiến thức & kinh nghiệm, nhu cầu về tiền cho các tình huống ốm đau, khẩn cấp đều có thể tác động đến khả năng chịu rủi ro của bạn
---------------------
Đó là đôi điều về "Phân bổ tài sản". Chúc cả đại gia đình đầu tư thành công rực rỡ và có Sức khỏe tài chính cá nhân thật vững mạnh😘😘😘