• Kiến thức đầu tư

NỢ - KHÔNG AI NẮM ĐƯỢC BÀN TAY CẢ NGÀY

Hôm nay xin giới thiệu với quý bạn đọc hai chỉ số để ứng dụng thực tế trong quản lý tài chính cá nhân. Hai chỉ số này có thể sẽ cực kỳ bị xem nhẹ trong hoàn cảnh bình thường, tuy nhiên giai đoạn Covid vừa qua có lẽ sẽ khiến mọi người quan tâm hai chỉ số này nhiều hơn. Ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Quy tắc 50/30/20 dành cho chi tiêu

Đây là một quy tắc cực kỳ đơn giản và rất phổ biến. Có thể nói bất kỳ ai quan tâm đến Tài chính cá nhân đều biết đến nó. Lưu ý: đây là tỷ lệ dành cho tầng lớp trung lưu - số đông của lực lượng lao động tại Việt Nam.

- 50% thu nhập hàng tháng dành cho chi tiêu vào các chi phí sinh hoạt CẦN THIẾT (những thứ nếu thiếu thì nền tảng cuộc sống của bạn gặp rắc rối lớn). Bao gồm: tiền thực phẩm, điện nước, thuê nhà, trả tiền mua nhà, truyền hình internet cơ bản, bảo hiểm y tế, chi phí đi lại,…

- 30% thu nhập hàng tháng dành cho chi tiêu vào những điều bạn MONG MUỐN (những thứ bạn bỏ tiền ra mà không hoàn toàn cần thiết). Ví dụ: xem phim ngoài rạp suất chiếu VIP, túi xách mới, ăn nhà hàng, du lịch,…

- 20% thu nhập tháng dành cho việc TIẾT KIỆM đầu tư cho các mục tiêu tương lai. Ví dụ: tích lũy tiền cho con du học, tiền nghỉ hưu hoặc tiền mua nhà, mua xe dành cho các bạn trẻ mới ra trường,…

2. Quy tắc 36% dành cho Nợ hàng tháng

Rất hữu ích cho người muốn mua tài sản từ nợ. Số tiền chi trả nợ định kỳ hàng tháng không nên vượt quá 36% tổng thu nhập. Các ngân hàng có tính tỷ lệ này khi cho bạn vay nhưng họ thường cho phép tỷ lệ này ở mức 43%. Rất cao. Thời điểm bình thường, bạn sẽ thấy thật đáng yêu. Nhưng nó sẽ “giúp” bạn gặp rắc rối vào thời điểm kinh tế khủng hoảng. Vì sao?!

 Rắc rối gặp phải: 
Giai đoạn Covid (một ví dụ về suy thoái kinh tế), rất nhiều người từ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, doanh nghiệp dịch vụ, người làm sale,… suy giảm thu nhập rất mạnh khoảng 30-40%, có người còn giảm 60% thu nhập. 
Nếu bạn thu nhập 100 triệu, mua nhà trước đó khiến mỗi tháng phải trả nợ 36 triệu. Ví dụ thu nhập 100 triệu giảm còn 40-50 triệu. Trong khi phải trả ngân hàng 36 triệu, bạn sẽ như thế nào… 

 Để an toàn trong vay nợ: 
Trước khi vay, hãy tính đến một ngày kinh tế khủng hoảng hoặc suy thoái. Thời điểm kinh tế khủng hoảng hoặc suy thoái, bạn có thể mất 40% thu nhập (người nhận lương cứng có thể được đề nghị giảm lương)

Ví dụ gia đình đang chi tiêu: 20 triệu một tháng cho sinh hoạt cơ bản. Thu nhập hiện tại vẫn là 100 triệu
- Vậy thì sau khi thu nhập giảm 40%, bạn còn 60 triệu một tháng
- Trừ đi 20 triệu tiền sinh hoạt cơ bản, bạn còn 40 triệu. Lúc này bạn mới nên vay tiền mua nhà với mức 36 triệu. Dù có suy thoái nặng bạn vẫn khá an toàn.
-> Trên đây chỉ là một ví dụ rất cơ bản về việc cân đối tỷ lệ chi tiêu – thu nhập – vay nợ để đảm bảo an toàn cho tài chính của bạn. 
------------
Lời kết:

Từ 1854 đến nay tại Mỹ có hơn 33 lần suy thoái kinh tế, tức 5 năm một lần. Chu kỳ trước đây của Việt Nam là 10 năm, tuy nhiên khi độ mở (sự giao thương) kinh tế tăng mạnh mẽ như hiện tại nền kinh tế tài chính của chúng ta nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng theo các biến động từ thế giới hơn bao giờ hết. Bản thân cuộc sống chúng ta từ đó cũng dễ bị ảnh hưởng hơn.

Tại Việt Nam giá nhà rất cao, giá oto cũng rất cao, các bạn trẻ khi có ước muốn sở hữu các tài sản này đều chưa có nhiều tiền để mua và nhiều người chọn biện pháp vay nợ. Tuy nhiên nếu không hiểu cơ chế vận hành của nền kinh tế thì rất dễ bị tổn thương tài chính không đáng có.  

Vì sự bình an tài chính của chính mình, chúng ta hãy cùng nhau để ý hơn một chút. Một sự cẩn thận nhỏ ban đầu giống như việc gieo hạt. Vô tình làm rơi hạt vào nơi không mong muốn thì cây dại mọc đầy bờ, nhưng gieo vào đúng nơi thì hoa thơm quả ngọt là phần thưởng của ta. Chúc các bạn thành công!

Bài viết theo chủ đề

  • Tài chính cá nhân
  • Đầu tư chứng khoán

Công ty Cổ phần OneSecond Việt Nam

Thông tin liên hệ

Email: cskh@onesecond.vn

Địa chỉ: 18 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Cảm ơn bạn đã quan tâm!