• Kiến thức đầu tư

DÒNG TIỀN TỰ DO - CÔNG CỤ ĐẦU TƯ ƯA THÍCH CỦA WARREN BUFFETT

1. Dòng tiền tự do là gì?

Một doanh nghiệp kinh doanh cũng giống như câu chuyện của mỗi cá nhân chúng ta. 

▶️ Mỗi cá nhân sau khi nhận tiền lương, phải đi tái tạo năng lượng để đảm bảo có sức khỏe làm việc tiếp bằng cách ăn uống, chi tiền cho nơi ở và một phần là trả nợ. Phần tiền còn lại mới sử dụng để rút ra tiêu xài một cách tự do.   

▶️ Doanh nghiệp cũng thế. Doanh nghiệp nhận tiền thanh toán khi mua hàng của Khách hàng, sau đó sẽ phải tái đầu tư để tái tạo năng lực sản xuất bằng cách đi mua nguyên vật liệu sản xuất, thuê nhân công và trả nợ vay. Phần tiền còn lại, mới là tiền để tự do tiêu xài. 

▶️ Hãy nói một cách đơn giản hơn: Sau khi công ty làm ra lợi nhuận => họ tái đầu tư vào năng lực sản xuất + trả nợ vay -> phần còn lại chính là lợi nhuận bằng tiền mặt mà cổ đông có thể rút ra. 

👉🏼 Đó chính là: DÒNG TIỀN TỰ DO dành cho cổ đông (Free cash flow to equity). Đây là dòng tiền để chiết khấu để định giá cổ phiếu.

🔔 Note: Còn một loại dòng tiền tự do nữa là dòng tiền tự do dành cho công ty. Những người góp vốn vào làm ăn trong công ty, không chỉ có cổ đông. Mà còn có chủ nợ của công ty (nếu công ty đi vay nợ). Nhưng bài hôm nay chỉ nói về FCFE – dòng tiền tự do cho cổ đông. 
-------------------

2. Cách tính dòng tiền tự do 

♻️ a. Dòng chảy của tiền trong doanh nghiệp
-----

a1. Dòng tiền đi vào

▶️ Như trên ảnh, chúng ta thấy rằng dòng tiền mặt đi vào doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc khách hàng thanh toán cho việc mua hàng từ doanh nghiệp. (dòng tiền đi vào doanh nghiệp)

▶️ Có một lượng dòng tiền khác vào doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư tài chính. Đây là các khoản lãi và cổ tức từ việc đầu tư. Tuy nhiên, đối với phần lớn doanh nghiệp số tiền này không đáng kể vì các doanh nghiệp chủ yếu kiếm tiền từ công việc kinh doanh chính của họ. 

▶️ Trên thị trường chứng khoán có REE (Cơ điện lạnh REE) là ví dụ điển hình của việc công ty đầu tư tài chính vào các công ty liên kết. Mỗi năm thu về tầm 600-700 tỷ lãi và cổ tức. So với Lợi nhuận sau thuế trong 4 năm gần đây trung bình khoảng 1,600 tỷ thì đây là con số rất lớn. 

▶️ Dòng tiền đi vào doanh nghiệp còn có một phần nữa đến từ việc bán thanh lý tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên con số là không đáng kể. Ngoài ra, việc cổ đông đóng góp thêm vốn từ việc công ty phát hành thêm cổ phiếu hoặc công ty đi vay nợ cũng sẽ tạo dòng tiền đi vào doanh nghiệp. 

👉🏼👉🏼 Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tạo ra đủ lợi nhuận và thu tiền đủ nhanh từ khách hàng thì họ sẽ không cần vay nợ. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có nhu cầu vay nợ khi muốn mở rộng thêm hoạt động, nới rộng khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Đây là lý do chính đáng để vay.

👉🏼👉🏼Dẫu vậy, tựu chung lại, dòng tiền đi vào doanh nghiệp chủ yếu vẫn đến từ tiền khách hàng thanh toán cho việc mua hàng, dịch vụ của doanh nghiệp.
----------------------

a2. Dòng tiền đi ra 

▶️ Sau khi có dòng tiền, các công ty sẽ đi thanh toán tiền cho nhà cung cấp nguyên vật liệu, trả tiền lương cho nhân viên, trả tiền thuế,… 

▶️ Phần rất quan trọng làm cho dòng tiền đi ra là việc doanh nghiệp phải tái đầu tư mua sắm tài sản cố định. Tài sản cố định gồm có đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị,…

🔊🔊 Ví dụ: Đối với các cổ phiếu của ngành công nghiệp thì thường tài sản cố định sẽ có tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (chủ yếu là máy móc cày cục ngày đêm để tạo doanh thu của doanh nghiệp). Các doanh nghiệp trong ngành điện như NT2, POW có tài sản cố định chiếm tới 60-70% tổng tài sản. 

🔊🔊 Các cổ phiếu trong ngành tài chính thường có tài sản cố định trong tổng tài sản rất thấp bởi chủ yếu ngành này cỗ máy tạo ra lợi nhuận của họ chính là tiền. Kinh doanh tiền để tạo ra tiền, nên không cần đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định. 

🔊🔊Tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản của các ngân hàng như VCB, TCB, MBB,… hay các công ty chứng khoán như SSI, VND, VCI,… đều chưa chiếm đến 1% so với tổng tài sản.

▶️ Việc phải tái đầu tư vào tài sản cố định để duy trì hoạt động kinh doanh là một điểm bất lợi ở thời điểm lạm phát gia tăng vì khi đó chi phí của doanh nghiệp tăng cao trong khi chưa chắc chắn về khả năng có thể tăng giá bán cho khách hàng để bù đắp vào việc chi phí tăng. 

👉🏼👉🏼 Đây cũng chính là một phần lý do mà Warren Buffett – nhà đầu tư thiên tài của thế giới thường thích đầu tư vào những công ty có thương hiệu mạnh, ít phải chi tiêu vào tài sản cố định. Và ông cực kỳ thích các công ty tài chính. 

👉🏼👉🏼 Sau đó, nếu doanh nghiệp không nhận thấy có thêm cơ hội mở rộng kinh doanh nào từ ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp thì họ đem tiền đi đầu tư tài chính: mua trái phiếu, gửi tiết kiệm, đầu tư vào các công ty liên kết… cũng sẽ làm dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp. 

👉🏼👉🏼 Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động bắt buộc. Nếu ban lãnh đạo cảm thấy có các cơ hội với mức lợi nhuận hấp dẫn thì mới quyết định đầu tư. 

✔️✔️ Xem tiếp nào, nếu ở tiền đi vào chúng ta đã vay tiền thì phải có lúc trả tiền chứ. Tiền trả lãi và gốc các khoản nơ của công ty: nợ vay ngân hàng, nợ vay bằng trái phiếu,… đều là dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp (đây là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải trả theo hợp đồng vay nợ). 

👉🏼👉🏼 Đây chính là một nhân tố tham gia góp vốn cùng công ty để kinh doanh. Được trả lãi theo một mức lợi nhuận cố định theo như hợp đồng vay nợ

✔️✔️ Nhân tố tiếp theo góp vốn vào doanh nghiệp để kinh doanh, chính là cổ đông – chủ sở hữu doanh nghiệp. Và chính dòng tiền còn lại sau khi đã thực hiện các hoạt động chi tiền bên trên để duy trì kinh doanh của công ty là dòng tiền tự do để cổ đông sở hữu. 

👉🏼👉🏼Tiền trả cổ tức hoặc tiền mua cổ phiếu quỹ (mua lại cổ phiếu của chính công ty để làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường) chính là để tưởng thưởng cho cổ đông. Đây cũng là thời điểm có thêm dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp, nhưng lần này đi ra là vào túi của cổ đông.
----------------------------

♻️ b. Cách tính dòng tiền tự do

▶️ Phần a đã mô tả về những dòng chảy của tiền đi ra hoặc đi vào doanh nghiệp. Chúng ta cùng quay trở lại câu chuyện chính của bài viết này. Tính dòng tiền tự do cho cổ đông (FCFE).

Nếu đơn giản nhất, chúng ta sẽ có công thức như sau: 
▶️ FCFE = Lợi nhuận sau thuế + Các khoản mục phi tiền mặt – Chi đầu tư vào tài sản cố định – Đầu tư vốn lưu động + Vay nợ mới – Trả nợ gốc (1) 

Nói đơn giản mà nhìn phức tạp quá vậy! 😂😂😂

👉🏼👉🏼Vậy chúng ta phải trở lại phần a. Dòng chảy của tiền trong doanh nghiệp. Kết hợp công thức số (1) và phần a. Ta sẽ hiểu như sau. 

🟢 Bắt đầu từ Lợi nhuận sau thuế. Đúng rồi. Chúng ta đang nói về lợi nhuận mà, làm ăn có lợi nhuận rồi thì làm sao để chia tiền cho nhau chứ. 

🟢Đầu tiên, chúng ta phải cộng lại các “khoản mục phi tiền mặt”. Đây là các khoản mục đã được doanh nghiệp ghi nhận là một khoản chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, đây mặc dù được gọi là chi phí nhưng doanh nghiệp lại không phải chi ra bất kỳ đồng tiền nào trong năm đó cho chi phí này. Nên gọi đó là “khoản mục phi tiền mặt”. 

🔊 Ví dụ: 
🟡 Khấu hao là một khoản mục phi tiền mặt phổ biến. Nếu doanh nghiệp mua một dây chuyền sản xuất. Giá 100 tỷ. Ước tính khấu hao (hết hạn sử dụng) trong 20 năm. Vậy mỗi năm em dây chuyền này sẽ tốn chi phí khấu hao = 100/20 = 5 tỷ. 

🟡 Tuy nhiên, tiền mua dây chuyền, doanh nghiệp đã trả hết trong năm đầu tiên mua máy rồi. Tiền thực, dòng tiền bằng tiền mặt ấy. Còn sau đó, mỗi năm doanh nghiệp sẽ ghi chi phí khấu hao là 5 tỷ trên báo cáo kết quả kinh doanh thôi. Ghi trong 20 năm, chứ không ghi cả cục 100 tỷ trên báo cáo kết quả kinh doanh của riêng một năm nào. Vì sao? 

🟡 Nếu ghi như thế, thì báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó siêu xấu. Và lợi nhuận sau thuế, chỉ số EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) sẽ rất xấu cho năm đó và giảm cực mạnh. 

👉🏼 Dẫn đến giá cổ phiếu giảm cực mạnh, trong khi đó chỉ là hoạt động tái đầu tư máy móc rất bình thường, diễn ra như cơm bữa của doanh nghiệp. Nên phải ghi đều ra các năm để báo cáo kinh doanh nó đẹp đẹp tí. 

👉🏼 Như đã thấy, trong 20 năm doanh nghiệp ghi chi phí khấu hao mỗi năm 5 tỷ nhưng không có đồng tiền mặt nào đi ra khỏi doanh nghiệp. Vì đi ra hết năm đầu tiên (khi mua máy móc rồi). Nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh 19 năm sau đó, năm nào doanh nghiệp cũng lấy Doanh thu – 5 tỷ => lợi nhuận.

👉🏼👉🏼 Trong khi chúng ta đang xét đến việc doanh nghiệp có bao nhiêu tiền mặt thực tế để chia cho cổ đông. Vậy mà người ta nỡ trộm mất 5 tỷ của mình. Thì mình phải đòi lại, bằng cách cộng lại khoản mục này vào lợi nhuận sau thuế. 

🔔🔔 Các khoản mục phi tiền mặt có nhiều hạng mục: khấu hao, thuế hoãn lại, các khoản ghi giảm tài sản... Tuy nhiên chủ yếu và phổ biến là chi phí khấu hao. 
-----------------

▶️ Như chúng ta đã biết ở phần a, làm ăn xong có lợi nhuận thì công ty vẫn phải đi tái đầu tư vào tài sản cố định. Nên công thức tính dòng tiền tự do phải trừ đi “Chi đầu tư tài sản cố định” => tượng trưng việc đem tiền đi mua tài sản cố định

▶️ Đầu tư vốn lưu động => chính là việc công ty dùng tiền để trang trải cho các khoản như hàng tồn kho, các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp,… Để làm gì ư, để tiếp tục quay vòng hoạt động kinh doanh của mình trong năm tiếp theo đó. Cho nên ta lại phải trừ đi khoản này. 

▶️ Cuối cùng, ta sẽ cộng thêm khoản vay nợ mới trong năm và trừ đi các khoản trả nợ gốc trong năm. Đều là các hoạt động làm phát sinh tiền ra hoặc vào doanh nghiệp. 

🔔🔔 Anh chị và các bạn có thấy giống như tài chính của cá nhân mỗi chúng ta không, có lương xong, lấy tiền đem đi tái tạo sức lao động bằng cách chi cho đồ ăn, chổ ở. Trả nợ. Sau đó, xét thấy cần thì vay thêm. Cuối cùng số tiền còn lại trong túi, chính là cái mà ta tự do sử dụng. 😆😆 

👉🏼👉🏼 Lượng tiền còn lại trong doanh nghiệp sau khi chúng ta thực hiện các hành động theo công thức (1) chính là số tiền trong túi để cho cổ đông tự do thoải mái sử dụng. 
----------------

▶️ Công thức (1) có thể được viết gọn thành như sau để dễ tính toán: 
▶️ FCFE = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – Chi phí đầu tư tài sản cố định + Vay nợ mới – Trả nợ gốc (2)
🔔 Bởi vì: Lợi nhuận sau thuế + các khoản mục phi tiền mặt – Đầu tư vốn lưu động = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là “Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ kinh doanh – xem trong Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ trong Báo cáo tài chính của công ty) 
-----------------

🔊🔊Ví dụ: 
▶️ Cổ phiếu PNJ năm 2020, có:
✔️ Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ kinh doanh = 1,496 tỷ. 
✔️ Chi đầu tư tài sản cố định = 84,6 tỷ
✔️ Vay nợ mới = 7,433 tỷ
✔️ Trả nợ gốc = 8,208 tỷ 
👉🏼👉🏼FCFE 2020 = 1,496 – 84,6 + 7,433 – 8,208 = 636 tỷ

👉🏼👉🏼 Vậy là bài viết đã giới thiệu với chúng ta về dòng tiền tự do dành cho cổ đông FCFE. FCFE sẽ được sử dụng để áp dụng vào việc chiết khấu dòng tiền FCFE để định giá cổ phiếu.

🔔🔔 Anh chị, bạn nào chưa đọc về bài “Định giá bằng chiết khấu dòng tiền” xin mời đọc tại:



Chúc anh chị và các bạn đầu tư thành công và quan trọng là phải có nhiều niềm vui 🥰🥰

Bài viết theo chủ đề

  • Tài chính cá nhân
  • Đầu tư chứng khoán
"Chiết khấu dòng tiền - định giá cổ phiếu theo phương pháp tuyệt đối

Công ty Cổ phần OneSecond Việt Nam

Thông tin liên hệ

Email: cskh@onesecond.vn

Địa chỉ: 18 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Cảm ơn bạn đã quan tâm!