• Kiến thức đầu tư

ĐẦU TƯ THEO MỤC TIÊU - KHÔNG CẦN QUÁ NHIỀU, CHỈ CẦN ĐỦ

♻️ 1. Đầu tư theo mục tiêu (GBI) – định nghĩa. 

Tại sao bạn đi làm? Tại sao bạn phải kiếm tiền? Tại sao bạn phải thức dậy mỗi ngày, nỗ lực 8 tiếng ở công ty, cố gắng nâng cao năng lực bản thân? 

👉 Tất cả là vì bạn muốn có tiền để phục vụ cho các MỤC TIÊU trong cuộc sống của bạn. Mục tiêu trong cuộc sống có vô vàn, tuy nhiên các mục tiêu có liên quan đến tài chính có thể ví dụ trong những đầu mục như: Mua nhà, mua xe, tích lũy tiền để Tự do tài chính, Tích lũy cho nghỉ hưu, tích lũy cho con,…

▶️ Đầu tư theo mục tiêu: chính là việc đầu tư, quản lý tài sản làm sao để chúng ta đạt được các mục tiêu trong cuộc sống.

▶️ Đầu tư dựa trên mục tiêu (GBI) liên quan đến việc chúng ta đo lường sự tiến lên của chúng ta trong hành trình hiện thực hóa các mục tiêu của mình, thay vì tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận danh mục đầu tư cao nhất có thể hoặc đánh bại thị trường. 

🔊 Ví dụ: Một mục tiêu được nhiều người nhắc đến đó là Tự do tài chính. Chúng ta năm nay 20 tuổi, có mục tiêu Tự do tài chính vào năm 40 tuổi. Vậy chúng ta sẽ cần Lập kế hoạch để biết – cần bao nhiêu tiền thì chúng ta tự do tài chính. Và mỗi năm, mỗi tháng, chúng ta sẽ đánh giá kết quả hoạt động đầu tư đã giúp chúng ta đi được bao xa trên hành trình của mình. Có thể hiện thực hóa kế hoạch sớm hơn dự kiến không? 

👍 Và, để thực sự “Đầu tư theo mục tiêu” một cách hiệu quả và tránh được các rủi ro trên hành trình của mình, chúng ta cần hệ thống các Mục tiêu một cách có khoa học. Và khi đó, chúng ta sẽ cảm thấy gì? Hãy cùng khám phá nhé! 
------------------------------

♻️ 2. Hiểu về Đầu tư theo mục tiêu 

a. Tháp Mục tiêu tài chính 

Có ai là người không có mục tiêu trong cuộc sống hay không? Tất nhiên là không. 

👉🏼 Ai cũng có mục tiêu. Vì ai cũng có những nhu cầu cần đáp ứng. 

Quan trọng hơn hết, đứng đằng sau mỗi mục tiêu đó là ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Những cảm xúc tốt đẹp, những ý nghĩa tích cực đối với cuộc sống cũng được mang lại từ đây.

 👉🏼Trong ảnh Tháp Mục tiêu tài chính chúng ta có thể thấy nhu cầu của mỗi người bắt đầu từ:

▶️ Tầng đầu tiên - CẦN THIẾT: bắt nguồn từ những gì cơ bản nhất. Mỗi người chúng ta đều cần một cuộc sống được đảm bảo đủ tốt nhu cầu về việc có nơi ăn, chốn ở. Sự bảo vệ trong những khi nguy cấp.

🔊Ví dụ: 
🟢 Đó là nhu cầu về “Ngôi nhà đầu tiên” – nơi bản thân & gia đình yên ấm vui vẻ chung sống. 
🟢 Đó là “Khoản tiền dự phòng” giúp chúng ta an tâm cho dù cuộc sống có thể phải đối mặt với những rủi ro không lường trước.

▶️ Tầng thứ hai - MONG MUỐN: khi đã có nơi ăn chốn ở ổn định, chúng ta có thể sẽ mong muốn cuộc sống có chất lượng cao hơn, nhiều niềm vui hơn. Nhu cầu và mục tiêu cũng từ đó mà phát sinh thêm. 

🔊 Ví dụ: 
🟢Đó là nhu cầu về “Những chiếc xe tiện nghi, sang trọng”
🟢Đó là nhu cầu về việc “Nghỉ hưu sớm”
🟢Đó là nhu cầu về “Tích lũy tài sản cho tương lai tốt đẹp của con cái”.

▶️ Tầng cuối cùng – ƯỚC MƠ: lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Có ai từng đi qua tuổi trẻ, mà chưa từng có những ước mơ, hoài bão thật đẹp được cống hiến, xây dựng cho cuộc sống chung của toàn thể xã hội, cho đất nước, cho tha nhân?!

👉🏼 Nhưng cuộc sống thực tế - gạo tiền đôi khi có thể khiến chúng ta bận rộn và chưa thể trọn vẹn ước mơ. Ở tầng cao nhất, khi chúng ta ổn định, chất lượng cuộc sống tốt và có đủ thời gian + tiềm lực khi không còn quá phải vất vả vì mưu sinh. 

👉🏼 Đó vừa là thời điểm chúng ta đã tự do tài chính (về mặt con số), cũng là thời điểm ta nêm chặt trái tim mình bằng việc gieo trồng hạnh phúc, niềm vui cho tha nhân, cho đồng loại. 

🔔Tháp mục tiêu ở trên là ví dụ về các loại Mục tiêu mà chúng ta có trong cuộc sống. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, chúng ta không nhất thiết phải thực hiện theo đúng thứ tự đó. Ngoài ra, nguồn lực có hạn khiến chúng ta không thể làm cùng lúc tất cả mọi thứ.

🔊 Ví dụ, nếu có 10 triệu tiền tiết kiệm hàng tháng và có 4,5 mục tiêu. Mỗi mục tiêu cần tiết kiệm đầu tư 3 triệu mỗi tháng, rõ rang chúng ta không đủ tiền để thực hiện hết cùng lúc. Hãy lựa chọn mục tiêu có theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp và lựa chọn làm cái nào trước.
------------------

b. Đầu tư theo mục tiêu như thế nào 

✅ So với phương pháp tiếp cận đầu tư truyền thống, các nhà đầu tư rất quan tâm đến con số lợi nhuận đầu tư của mình tốt như thế nào so với thị trường chung. 

👉🏼 Kiểu như, năm nay tôi được 35%, tốt hơn Vnindex hẳn 15% khi Vnindex năm nay chỉ 20%. Hay kiểu như là, trung bình hàng năm tôi được 20%, so với trung bình hàng năm của Vnindex chỉ là 12-15% rõ rang tôi và quỹ đầu tư của tôi quá ngon lành. Nhưng,...

🔔 Đầu tư theo mục tiêu – khác với phương pháp truyền thống ở điểm. Không quá tập trung vào hiệu suất đầu tư của danh mục đầu tư. Chúng ta quan tâm đến, đo đếm sự thành công bằng mức độ chúng ta có thể đạt được các MỤC TIÊU. 

🔊 Ví dụ: 
Nếu một nhà đầu tư đang chuẩn bị nghỉ hưu, điều anh ấy cần là dòng tiền đều đặn hàng năm để chi tiêu. Vậy thì danh mục đầu tư của nhà đầu tư này không cần thiết phải có quá nhiều cổ phiếu, mà chủ yếu có thể nắm giữ Trái phiếu với lợi nhuận 7-8% để đủ đảm bảo vừa chống lại được lạm phát, vừa có đủ lợi nhuận để rút ra. Ví dụ lạm phát là 3% mỗi năm, lãi trái phiếu là 7%, thì mỗi năm nhà đầu tư có thể rút ra 4% tổng lợi nhuận để chi tiêu cho năm đó. 
------------

b2. Lập kế hoạch cho đầu tư theo mục tiêu

Chúng ta phải xác định đủ các yếu tố sau cho một kế hoạch Đầu tư theo mục tiêu: 

▶️Thời gian từ lúc bắt đầu đến khi rút tiền ra cho mục tiêu.

▶️ Số tiền bắt đầu đầu tư

▶️Số tiền cần có khi chi tiêu

▶️Khả năng chịu rủi ro: ví dụ với mục tiêu là duy trì danh mục đầu tư sau khi bắt đầu nghỉ hưu. Vậy thì khả năng chịu rủi ro của nhà đầu tư là thấp, bởi nếu mất tiền vào lúc này là nhà đầu tư không còn cơ hội làm lại. Nếu chấp nhận rủi ro đầu tư vào cổ phiếu và đầu tư sai vào thời điểm định giá quá cao, nhà đầu tư sẽ có thể mất phần lớn tài sản và thời gian nghỉ hưu sẽ trở thành thảm họa.

▶️ Từ khả năng chịu rủi ro, chúng ta sẽ xác định loại tài sản (trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản…) để đầu tư. -> chúng ta biết được lợi nhuận dự kiến của cả danh mục đầu tư của mình. Vì mỗi loại tài sản có một mức lợi nhuận dự kiến riêng biệt. 

🔊 Ví dụ: với cổ phiếu – ta lấy Vnindex là tầm 15%, với trái phiếu – lợi suất trung bình tầm 7-8%. Với bất động sản là 10-12%

👉🏼👉🏼 Từ đó, chúng ta tính ra được, số tiền cần tích lũy hàng năm để có thể thực hiện mục tiêu. Và biến những Mục tiêu to đùng trị giá vài chục tỷ thành việc tiết kiệm và đầu tư hàng tháng chỉ vài triệu mà thôi.

Bài viết theo chủ đề

  • Tài chính cá nhân
  • Đầu tư chứng khoán

Công ty Cổ phần OneSecond Việt Nam

Thông tin liên hệ

Email: cskh@onesecond.vn

Địa chỉ: 18 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Cảm ơn bạn đã quan tâm!