• Kiến thức đầu tư

CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG - NƠI SẢN SINH NHIỀU TÀI SẢN KHỔNG LỒ

1. Cổ phiếu tăng trưởng là gì? 

▶️ Cổ phiếu tăng trưởng là bất kỳ cổ phiếu nào của một công ty được dự đoán sẽ có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng với tốc độ cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường. 

▶️Những cổ phiếu này thường không trả cổ tức hoặc có thường trả rất ít cổ tức bằng tiền. 

▶️ Điều này là do các nhà phát hành cổ phiếu tăng trưởng thường là các công ty muốn tái đầu tư các khoản lợi nhuận mà họ tích lũy được để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn. 

👉 Khi các nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, họ dự đoán rằng họ sẽ kiếm được tiền khi cuối cùng họ bán cổ phiếu của mình trong tương lai với giá cao hơn giá mua ban đầu (điều này được gọi là cổ phiếu đã có “lãi vốn” – capital gain).
---------------

2. Lợi ích khi đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng

✅ Mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư. Nếu công ty duy trì được lợi thế cạnh tranh, ngành mà công ty hoạt động còn dư địa phát triển thì mức tăng trưởng sẽ kéo dài và trở thành con gà đẻ trứng vàng cho nhà đầu tư bởi sẽ phát huy lợi thế vô địch của lãi kép.
 
✅ Các công ty duy trì được mức độ tăng trưởng vượt trội trong thời gian đủ dài sẽ dần dần lọt vào top các doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu ngành. Tại thời điểm này, doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh thêm một lợi thế cạnh tranh khác – lợi thế về quy mô. 

✅ Lợi thế quy mô hiểu đơn giản là việc chi phí sản xuất giảm dần khi sản lượng sản xuất tăng lên. 

👉🏻 Điều này giúp doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp hơn và càng tăng thêm lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 

👉🏻Người tiêu dùng thì luôn thích giá thấp và do đó, doanh nghiệp càng có cơ sở để chiếm thêm thị phần. Tiền từ đó mà ra.
----------------

3. Các đặc điểm của cổ phiếu tăng trưởng

♻️ a. Công ty có sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh mẽ 

Trước hết, cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng trưởng. 😆😆

Một công ty tăng trưởng có thể thể hiện sức mạnh tăng trưởng của mình ở tương lai. Đó có thể là các startup, các công ty vốn hóa nhỏ. 

👌🏽👌🏽Tuy nhiên, nếu thận trọng, chúng ta có thể nghiêng về việc lựa chọn các công ty đã có kết quả tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ấn tượng trong quá khứ. Có thể là 5-10 năm.

👉🏻 Bên cạnh việc đi tìm câu chuyện kinh doanh của công ty, công ty có sản phẩm gì mới hấp dẫn, có thị trường khách hàng mới để khách hàng muốn mua nhiều hơn, từ đó tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Nhà đầu tư cần chú ý rằng:  

🔔 Có quá nhiều biến số để chắc chắn tương lai. Nhưng nếu một công ty đã làm tốt trong quá khứ, và nghiên cứu cho thấy họ sẽ không làm quá khác triết lý đã tạo nên thành công trong quá khứ. Thì quy luật có xác suất cao sẽ lặp lại. 

🔔 Công ty sẽ tiếp tục tăng trưởng. Miễn là ngành mà công ty kinh doanh chưa bão hòa (bão hòa tức là nhu cầu trên tổng thể thị trường đã được đáp ứng tối đa) 

NOTE: Nếu mỗi năm cổ phiếu tăng trưởng 20% thì sau 3,6 năm tài sản của bạn sẽ tăng gấp đôi. 💪💪💪💪
-----------

♻️ b. Ngành mà công ty đang kinh doanh đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng tốt

Đối với bất kỳ công ty nào muốn tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Nó phải đang tham gia vào cuộc chơi trong một thị trường sẵn sàng để phát triển hoặc đang tăng trưởng về nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ. 🎉🎉🎉

Nói đơn giản, là nếu công ty muốn bán càng nhiều hàng hơn để đem lại doanh thu nhiều hơn thì phải có nhiều khách hàng hơn sẵn sàng mua hàng của nó. Thị trường mục tiêu phải đủ lớn.

✔️Ngoài ra, khi doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành có tăng trưởng cao. Cổ phiếu chúng ta chọn nên là cổ phiếu của các công ty có vị thế dẫn đầu ngành và có xu hướng tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh. 

✔️Bởi cổ phiếu của các công ty có vị thế thấp hơn, yếu hơn nhiều so với nhóm dẫn đầu thì rất khó để các công ty này chiếm được sự yêu thích và sự sẵn sàng chi tiền mua hàng của người tiêu dùng.

🔔 Hãy để ý mà xem, đối với bất kỳ một ngành hàng nào, chúng ta cũng có xu hướng mua và sử dụng sản phẩm của một vài công ty hàng đầu mà thôi. 

🔔 Ngoài chi phí rẻ hơn, sản phẩm đa dạng hơn, mạng lưới phân phối rộng hơn… Thì các công ty đầu ngành còn đem lại sự an tâm vì các công ty này có nhiều thứ để mất hơn. Đó là uy 
tín. 

🔔 Người tiêu dùng thường có phản xạ không điều kiện trong việc tin vào: “À, công ty này nó uy tín, có lẽ sản phẩm nó làm sẽ phải tốt để bảo vệ chính uy tín của nó chứ. Mua thôi”. Chính điều này khiến các công ty vị thế dẫn đầu càng ngày càng dễ chiếm thị phần lớn hơn.
---------------

👉👉👉Ví dụ về cổ phiếu tăng trưởng: 

Cổ phiếu VNM của công ty sữa Việt Nam VNM là một cổ phiếu tăng trưởng chính hiệu trong suốt giai đoạn 2010-2016 với tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm đạt 19,6%. Các nhà đầu tư mua VNM trong giai đoạn 2010-2016 đạt tỷ lệ lợi nhuận trung bình hàng năm lên đến 35.2% (chưa tính cổ tức) 🤑🤑🤑

👉🏻 Tuy nhiên từ 2017, khi nhu cầu sữa truyền thống của toàn thị trường suy giảm, tầng lớp trung lưu gia tăng dẫn đến người tiêu dung đi tìm những sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, các sản phẩm cao cấp hơn thì doanh thu và lợi nhuận của VNM suy giảm thấy rõ. 

👉🏻 Giai đoạn 2017-2020, doanh thu của VNM tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ còn 5,3%/năm. Đây thực sự là một tác động kinh khủng của việc thị trường bị bão hòa 😰😰😰😰
--------------------------

♻️ c. Công ty có một ban lãnh đạo tuyệt vời

Bởi vì các công ty tăng trưởng tập trung vào việc tăng lợi nhuận và doanh số, đội ngũ quản lý sẽ có rất nhiều việc cần làm. Phát triển một công ty đòi hỏi một đội ngũ lãnh đạo nhanh nhẹn, sáng tạo. Nếu không có nó, sự tăng trưởng sẽ khó xảy ra. 

👌 Các nhà đầu tư tăng trưởng sẽ muốn chọn các công ty có đội ngũ lãnh đạo có thành tích tốt và nổi tiếng về sự đổi mới, sáng tạo. Khi xem lại các báo cáo thường niên của doanh nghiệp, chúng ta có thể xem lại trong quá khứ ban lãnh đạo đã nói những gì về các kế hoạch tăng trưởng.

👌 Nếu công ty thường xuyên đạt được các kế hoạch tăng trưởng trong quá khứ, thì chúng ta có thêm cơ sở để tin tưởng các kế hoạch tăng trưởng mà ban lãnh đạo muốn xây dựng trong tương lai sẽ thành công.

👉🏻 Đánh giá ban lãnh đạo là một công việc mang tính định tính rất cao. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp “Lời đồn đại” (đọc sách Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường”) cộng thêm các đánh giá từ cảm quan cá nhân về tính chính nghĩa, trung thực, minh bạch của ban lãnh đạo các công ty.
------------------

♻️ d. Hiệu suất về lợi nhuận của doanh nghiệp

Có nhiều chỉ số để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay không tốt. Tuy nhiên, cuối cùng thì những nhà đầu tư cổ phiếu là người sở hữu “vốn chủ” của công ty cho nên mối quan tâm cuối cùng vẫn là “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE” 🤩🤩🤩

ROE– lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 

👉🏻 Cái tên đã nói lên rằng, một đồng mà nhà đầu tư rót vào doanh nghiệp sẽ đem lại bao nhiêu % lợi nhuận. Nó được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu bình quân đầu và cuối năm (đối với các công ty có năm tài chính kết thúc vào 31/12 hàng năm)

👉🏻 Chúng ta nên so sánh ROE hiện tại của công ty với ROE trung bình trong 5 năm của chính nó và của ngành. ROE ổn định ở mức cao hoặc tăng dần cho thấy ban lãnh đạo đang làm tốt công việc tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của cổ đông và điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả.
------------

👉👉👉 Ví dụ: HPG của Thép Hòa Phát 

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ của HPG (thép Hòa Phát) năm 2020 là 13,450 tỷ. Vốn chủ sở hữu bình quân là 53,503 nghìn tỷ => ROE = 25.1%. Thấp hơn so với trung bình 5 năm (27%). 🤑🤑🤑

Các đối thủ xếp sau có ROE trung bình 5 năm đều thấp hơn với Hoa Sen (HSG): 21%, thép Nam Kim (NKG) 18.2%, Pomina (POM): 7.8%. Tỷ lệ ROE tầm 20% là một tỷ lệ ROE rất tốt.

👉🏻👉🏻Điều này càng chứng minh sức mạnh tuyệt đối của việc chiếm thị phần số 1 Việt Nam của thép Hòa Phát giúp công ty đạt được lợi nhuận cho cổ đông tối ưu đến như nào. 

🔔 Tuy nhiên, HPG vừa trải qua giai đoạn đầu tư mạnh chi phí vào tài sản cố định khi triển khai xây dựng Dung Quất 1 nên trong ba năm gần đây nợ vay và chi phí lãi vay tăng lên làm giảm ROE. Tỷ lệ này sẽ cải thiện từ năm 2021 sau khi HPG hoàn thành toàn bộ dự án Dung Quất 1 + giá bán thép đang ủng hộ khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của HPG
--------------------

♻️ e. Dễ bị định giá cao

Cổ phiếu tăng trưởng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư vì chúng đang tăng trưởng – tăng trưởng mạnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên trả quá nhiều cho một cổ phiếu tăng trưởng (mua giá quá đắt). 🖐🖐🖐 

Khi một cổ phiếu đang tăng trưởng cao, thị trường sẽ dễ dàng lạc quan về việc công ty có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này trong nhiều năm sau. Kể cả hiện tại có thể các dự án chưa mang lại lợi nhuận và đang trong thời kỳ bù lỗ, chưa đạt điểm hòa vốn.

👉🏻 Định giá của công ty sẽ cao. Lấy ví dụ, nếu định giá cổ phiếu bằng PE.
▶️Chỉ số PE (giá/lợi nhuận) do đó có thể rất cao. Vì lợi nhuận đang thấp. 
▶️ Tuy nhiên, vì thị trường cho rằng công ty sẽ phát triển mạnh trong tương lai và giúp cho E (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) tăng trưởng mạnh 
=> PE sẽ thấp đi => khiến cho định giá trong tương lai trở nên hấp dẫn  

🔔 Do tin tưởng vào dự báo này. Thị trường chấp nhận mua vào thời điểm đó do đang có niềm tin tươi sáng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu. Tuy nhiên, dự báo bản chất chỉ là các nhà phân tích đang giả định các khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của công ty. 
--------------

Ví dụ: Trong một phân tích đầu tư dự báo cho năm 2021. 
🟢 Công ty A được kỳ vọng tăng trưởng dự báo cho năm 2021: lợi nhuận sau thuế là 30%/năm dẫn đến chỉ số Lợi nhuận/cổ phiếu (EPS) dự báo sẽ tăng 30% từ 1,000 đồng -> 1,300 đồng. 
PE thị trường chấp nhận trả cho cổ phiếu là 25-30 lần, do tỷ lệ tăng trưởng EPS là 30%. 
👉 Giá cổ phiếu hợp lý thị trường chấp nhận mua vào: 25 x 1,300 = 32,500 (đồng)
------->

🟢 Đến năm 2021, đột ngột ngành kinh doanh, nền kinh tế và dự án của công ty có trục trặc khiến cho EPS tăng trưởng chỉ đạt 15%. Và dự báo cho các năm sau EPS chỉ tăng trưởng tầm 15-18% 
👉PE mà thị trường chấp nhận trả lúc này: chỉ còn là 15-18 lần để phù hợp mức tăng trưởng EPS là 15-18%
👉EPS thực tế 2021: = 1,000 x (1 + 18%) = 1,180 (đồng)
👉EPS dự báo cho 2022 = 1,180 x (1 + 18%) = 1,392 (đồng)
👉Giá cổ phiếu hợp lý cho 2022 = 18 x 1,392 = 25,063 (đồng)
🆘🆘 Rõ ràng, chỉ một sự khác biệt trong việc giả định tỷ lệ tăng trưởng, đã khiến định giá cổ phiếu có thể tụt giảm ngay 30% từ 32,500 đồng xuống 25,063 đồng. 
------------------

Kết luận: 

🟡 Thị trường chứng khoán là nơi vận hành của những câu chuyện kinh doanh. Nơi các doanh nghiệp đi kể câu chuyện kinh doanh của mình hàng năm tại Đại hội cổ đông, trong các báo cáo thường niên với nhà đầu tư. Và tất cả chúng ta, đều thích những thứ tăng trưởng.

🟡 Tuy nhiên, ví dụ trên đã cho thấy trong một môi trường mà nền kinh tế đang tăng trưởng, công ty đang có các kết quả tốt, các giả định có thể cũng sẽ lạc quan. Điều này đôi khi dẫn đến việc định giá một cổ phiếu bị cao so với khả năng thực tế nó có thể thực hiện được.

🔈 Để không bao giờ bị rơi vào trường hợp này, nhà đầu tư nên:
✔️ Tìm cách mua cổ phiếu thấp hơn 20-30% so với định giá để tạo được một khoảng cách an toàn nếu chẳng may kết quả thực tế có thấp hơn giả định (Ta gọi đó là Biên an toàn)
✔️Một doanh nghiệp tăng trưởng mới nổi có thể xác suất thất bại sẽ cao hơn. Nếu công ty ta đầu tư đã từng kể những câu chuyện tăng trưởng trong quá khứ và thực thi nó thành công thì xác suất thành công cho những lần tiếp theo cũng cao
Cái nào xác suất thành công thấp thì mua ít, xác suất thành công cao thì mua nhiều.
-------------------------------

Đó là đôi điều về Cổ phiếu tăng trưởng. Chúc tất cả quý vị anh chị và các bạn có thể tìm được nhiều khoản đầu tư hấp dẫn từ các cổ phiếu tăng trưởng. 🥰🥰🥰

Bài viết theo chủ đề

  • Tài chính cá nhân
  • Đầu tư chứng khoán

Công ty Cổ phần OneSecond Việt Nam

Thông tin liên hệ

Email: cskh@onesecond.vn

Địa chỉ: 18 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Cảm ơn bạn đã quan tâm!