• Kiến thức đầu tư

CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN - ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TUYỆT ĐỐI

Bạn có bao giờ muốn mua một tờ 50,000 đồng với giá 100,000 đồng không? Tất cả chúng ta đều không muốn điều này. Vậy thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng vậy. 😅😅

✌️ Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn cần đến một mốc nhất định về giá trị thực của cổ phiếu để đưa ra quyết định để đầu tư. Để không bị mua hớ, hoặc biết khi nào giá giao dịch trên thị trường đang rẻ so với giá trị thực. Nếu có cơ hội mua một tờ 100,000 đồng với giá 20,000. Bạn có mua không?! 

✌️ Về cơ bản, giá giao dịch của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ ít khi trùng với giá trị “thực” của một cổ phiếu. Cho nên để biết mua đuọc cổ phiếu đắt hay rẻ cần ước tính giá trị thực (giá trị nội tại) của cổ phiếu. 

👉👉Việc ước tính giá trị “thực” hoặc giá trị “nội tại” của một cổ phiếu, một công ty có thể được thực hiện thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền. (discount cash flow)
------------------------

1. Chiết khấu dòng tiền là gì?

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một ví dụ. Một công ty trong tương lai sẽ làm ra tiền, lợi nhuận bằng tiền mặt (dòng tiền). Tổng giá trị của tất cả các dòng tiền ấy chính là giá trị của công ty, của cổ phiếu, của khoản đầu tư.

🔊🔊 Ví dụ:
Công ty Vinaxoi phát triển và đi lên từ một cửa hàng Xôi nổi tiếng tại Hà Nội. Công ty đã niêm yết lên sàn chứng khoán để gọi thêm vốn từ cộng đồng nhà đầu tư. Chúng ta thấy đây là công ty tiềm năng và sẽ đi định giá công ty này.

✋🏼 Chúng ta xem xét và dự báo được,
▶️Vinaxoi năm thứ nhất làm ra được 100 đồng. 
▶️Năm thứ hai, tăng trưởng 20% và làm được 120 đồng. 
▶️Năm thứ ba, tăng trưởng 20% và làm được 144 đồng. 
▶️Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm tăng trưởng 5% cho đến vô hạn (đây là giả định thường được các nhà phân tích sử dụng để ước tính giai đoạn mà công ty bắt đầu tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng trưởng thấp). 
👉Như vậy, năm thứ 4 công ty sẽ làm được 144 x (1+5%) = 151,2 (đồng)
👉Năm thứ 5 công ty sẽ làm được 144 x (1+5%) = 158,8 (đồng)
👉Năm thứ 6 công ty sẽ làm được 158,8 x (1+5%) = 166,7 (đồng)
👉…. Cứ như vậy các dòng tiền tăng trưởng đều 5%/năm cho đến vô tận.
🔊 Vậy, giá trị của công ty có phải là 100 + 120 + 144 + 151,2 + 158,8 + 166,7 + … hay không?

🔊Như vậy thì, giá trị của công ty sẽ là một giá trị vô tận?! 

👉👉👉 Tất nhiên, là KHÔNG. Vì hai lý do: 

🟢 a. Về mặt thời gian: 

Chúng ta đang đứng ở thời điểm năm thứ 0 (Còn cách 1 năm nữa mới đến năm thứ nhất) và đang tính toán định giá để xem xét mua vào Vinamilk với các giả định tăng trưởng như đã trình bày ở trên. Các dòng tiền kia là dòng tiền trong tương lai, chưa có giá trị so sánh khi đưa quyết định sử dụng "tiền trong hiện tại" của chúng ta.

🟢 b. Về nguyên lý của tiền: 

1 đồng trong tương lai sẽ ít giá trị hơn 1 đồng tại thời điểm hiện tại. Vì có tiền trong hiện tại thì có thể sử dụng ngay để chi tiêu. Còn nếu đến tương lai mới nhận được thì ta sẽ không được chi tiêu ngay trong hiện tại. Do đó các nhà kinh tế đã quy ước rằng, 1 đồng trong tương lai luôn kém giá trị hơn 1 đồng trong hiện tại – đây là khái niệm “Giá trị thời gian của tiền”)
-----------

🟢 Do đó, 100 đồng nhận được trong tương lai luôn có giá trị kém hơn 100 đồng nhận được trong hiện tại. Chúng ta phải chiết khấu 100 đồng mà Vinaxoi đã làm ra được trong năm thứ nhất về thời điểm hiện tại. Cũng như vậy, chiết khấu tất cả các dòng tiền của năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư,… về thời điểm hiện tại.

👉 Đây chính là phương pháp chiết khấu dòng tiền (Tính “giá trị hiện tại” của các dòng tiền làm ra trong tương lai). 

👉 Hãy nhớ: Tính GIÁ TRỊ HIỆN TẠI của các dòng tiền dự kiến sẽ kiếm được trong tương lai chính là Phương pháp Chiết khấu dòng tiền.

👉 Hãy xem cách tính bên dưới.

Ví dụ:
Lãi suất để chiết khấu dòng tiền được lựa chọn là 10%/năm. (Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chọn lãi suất chiết khấu trong bài sau)
▶️ Giá trị hiện tại của 100 đồng mà Vinaxoi làm ra trong năm thứ nhất = 100/(1+10%) = 90.9
▶️ Giá trị hiện tại của 120 đồng mà Vinaxoi làm ra trong năm thứ hai = 120/(1+10%)^2 = 99.2
▶️ Giá trị hiện tại của 100 đồng mà Vinaxoi làm ra trong năm thứ ba = 144/(1+10%)^3 = 108.2
▶️ Với các dòng tiền có tốc độ tăng trưởng đều từ năm thứ 4 trở đi, chúng ta tính giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền có tốc độ tăng trưởng đều này. 
👉👉 Sau khi tính chúng ta có được “Giá trị cuối cùng” (Terminal value). Khi đó, các dòng tiền vô hạn trong tương lai sẽ có thể được tính bằng con số cụ thể, và chúng ta mới có thể định giá cổ phiếu với con số cụ thể. 
▶️ Giá trị cuối cùng = 144 x (1 + 5%)/(10% - 5%) = 3,024 (đồng)
👉 3,024 là số tiền mà công ty tạo ra với tỷ lệ tăng trưởng 5% đều đặn mỗi năm từ năm thứ 4 cho đến mãi mãi. 
Giá trị hiện tại của "Giá trị cuối cùng" = 3,024/(1+10%)^3 = 2,272 (đồng)
👉🏼👉🏼👉🏼 Giá trị của công ty = 90.9 + 99.2 + 108.2 + 2,272 = 2,570.3 (đồng) 
Nếu công ty có 1,000 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán
 👉🏼 Giá trị thực của một cổ phiếu = 2,570/1,000 = 2.57 (đồng). 
-------------------------------------------

2. Ưu & nhược điểm của phương pháp Chiết khấu dòng tiền 

 a. Ưu điểm

✅ Cực kỳ chi tiết: Như anh chị và các bạn có thể thấy qua ví dụ bên trên là phương pháp này tốn công phu và chi tiết như thế nào. Chúng ta phải quan tâm đến các con số rất cụ thể về dự báo dòng tiền, tốc độ tăng trưởng, và tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp. 

✅Nó giúp xác định giá trị “nội tại” từ các yếu tố cơ bản như doanh thu, khả năng tăng trưởng, kiểm soát chi phí, nợ vay,… của công ty. 

✅Không cần phải so sánh với các công ty khác: Khác với các phương pháp “định giá tương đối” như PE, PB, EV/EBITDA,… cần phải có các chỉ số của công ty cùng ngành để so sánh. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tập trung vào phân tích các yếu tố cơ bản của chính công ty đó. (Xem lại ưu điểm số 2)

✅ Đánh giá giá trị công ty trong dài hạn: chúng ta có thể thấy các dự báo trong ví dụ về Vinaxoi là rất dài, đến mãi mãi. Khi định giá bằng chiết khấu dòng tiền, bắt buộc chúng ta phải xem xét toàn bộ vòng đời kinh tế của doanh nghiệp.

✅ Có thể sử dụng để đánh giá các công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán (nếu trên sàn không có những công ty tương tự để so sánh). 

✅ Cho phép các nhà phân tích đánh giá những thay đổi trong giả định của họ về tỷ lệ tăng trưởng, doanh thu, chi phí, lãi suất chiết khấu… sẽ ảnh hưởng thế nào đến định giá của một công ty. (Đây gọi là phân tích độ nhạy – Sensitivity analysis)
-------------

b. Nhược điểm

🟡 Phân tích dòng tiền chiết khấu cũng có những hạn chế, vì nó đòi hỏi bạn phải thu thập một lượng dữ liệu đáng kể và đôi khi tạo nên sự khó khan trong việc định giá chính xác. Ví dụ, các thông tin về việc công ty chi tiêu vốn (ví dụ như mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng, máy móc,…) trong nhiều năm.

🟡 Dựa vào nhiều giả định: 

Chiết khấu dòng tiền phải đưa ra nhiều giả định để dự báo dòng tiền mà công ty sẽ làm ra trong tương lai nhiều năm. Các giả định về tốc độ tăng trưởng trong trung hạn 5 năm, lãi suất chiết khấu, tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn sau 5-10 năm, chi phí vốn, nợ vay,… Đã là giả định thì có thể sai. Một giả định sai cũng có thể làm chệch kết quả định giá của bạn

👉🏼 Nếu lãi suất chiết khấu chỉ cần tăng từ 10% lên 12% thì định giá cổ phiếu sẽ tụt ngay 31% so với mức 2.57 đồng
👉🏼 Nếu công ty Vinaxoi ở trên không tăng trưởng 20% trong 3 năm đầu mà chỉ tăng trưởng 15%. Thì định giá cổ phiếu sẽ tụt gần 8% so với mức 2,57 đồng. 

👉🏼 👉🏼Chúng ta có thể thấy tính chất của các giả định là cực kỳ quan trọng trong việc định giá cổ phiếu. Chỉ cần lệch đi một chút, kết quả định giá sẽ ngay lập tức trở nên rất khác biệt (đối với trường hợp thay đổi lãi suất chiết khấu). Do vậy, khi đặt ra các giả định, nhà phân tích phải bỏ rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu cách thức kinh doanh của một công ty. 

🔊🔊 Càng hiểu công ty, càng hiểu khả năng thực thi các kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đưa ra thì các giả định về tương lai của nhà phân tích sẽ càng ít sai sót. Đó cũng là lý do các công ty đã thành công với các chiến lược tăng trưởng trong quá khứ sẽ có xác suất cao hơn để thành công với các chiến lược tăng trưởng trong tương lai. Miễn là họ không phá vỡ đi sự minh bạch, đạo đức và lòng nhiệt huyết trong kinh doanh của mình.

🔊🔊 Cuối cùng thì sự định giá bằng các công thức và con số, vẫn phải quay trở lại với khả năng định tính con người – đánh giá năng lực những người đang vận hành doanh nghiệp mà bạn mua.

🟡 Chiết khấu dòng tiền là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu. Các mô hình định giá bằng chiết khấu dòng tiền thực sự như một “công trình nghệ thuật” về nghiên cứu, số liệu của người phân tích. 

👉🏼 Do đó, có thể chính bản thân người phân tích cũng quá tự tin vào mô hình định giá này. Nếu người phân tích cổ phiếu không tham khảo thêm các phương pháp định giá tương đối như PE, PB,…, thì rất có thể kết quả của mô hình định giá chiết khấu dòng tiền sẽ còn mang tính “chủ quan”. 

👉🏼 Việc tham khảo thêm phương pháp định giá tương đối sẽ giúp người phân tích đánh giá rằng, với cùng một đặc điểm kinh doanh như thế, các công ty cùng ngành đang được định giá là bao nhiêu. Điều này giúp mức giá đưa ra không quá xa rời thực tế

LƯU Ý: Cuối cùng, chúng ta đã nói rất nhiều về hai chữ “dòng tiền”. Vậy thực chất nó là gì? Nó chính là “dòng tiền tự do” của công ty, của cổ đông – chủ sở hữu. Tuy nhiên, bài đã dài, chúng ta sẽ tìm hiểu về “dòng tiền tự do” trong bài lần sau cả nhà nhé 
--------------------------

Đó là đôi điều về "Định giá bằng cách chiết khấu dòng tiền". Chúc anh chị và các bạn đầu tư thành công để có Sức khỏe tài chính cá nhân thật lành mạnh 🥰🥰🥰

Bài viết theo chủ đề

  • Tài chính cá nhân
  • Đầu tư chứng khoán

Công ty Cổ phần OneSecond Việt Nam

Thông tin liên hệ

Email: cskh@onesecond.vn

Địa chỉ: 18 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Cảm ơn bạn đã quan tâm!